Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Sử dụng Cloramin B và Javel phòng chống tay chân miệng

I. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG:

- Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa sạch bàn tay trẻ, rửa sạch bàn tay người giữ trẻ và vật dụng, đồ chơi của trẻ (hàng tuần ngâm đồ chơi của trẻ trong nước diệt trùng như Cloramin B hoặc nước Javel hoặc các dung dịch diệt trùng khác có bán ở thị trường. Sau khi ngâm 30 phút rửa lại bằng nước sạch).
- Lau sạch khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của trẻ.


II. LÀM SẠCH -VỆ SINH KHỬ KHUẨN TRƯỜNG LỚP:
1. Mục tiêu: Thực hành vệ sinh - khử khuẩn đúng cách ® hoàn thiện qui trình tổ chức và thực hiện vệ sinh - khử khuẩn đều đặn, thường xuyên ở lớp học.
2. Thực hiện: Tổ chức và phân công nhân sự.
3. Xây dựng và triển khai: Đảm bảo thực hiện mục tiêu.
- Tập trung cả trường/khối lớp: hóa chất và pha dung dịch mẹ (0.5%)
- Lớp học:
+ Pha dung dịch con theo các nồng độ khác nhau theo yêu cầu vệ sinh, khử trùng đồ chơi/vật dụng/các bề mặt môi trường (0.05% và 0.1%).
+ Thực hiện vệ sinh - khử trùng đúng cách và đúng lịch.
4. Khái niệm về làm sạch, vệ sinh và khử khuẩn:
Làm sạch: Loại bỏ đất, bụi, chất hữu cơ bằng nước và xà phòng hoặc các chất lau nhà ® giảm mầm bệnh.
Vệ sinh: Dùng hóa chất làm giảm mầm bệnh đạt ngưỡng an toàn (áp dụng đối với thực phẩm, đồ chơi và học cụ).
Khử trùng: Dùng hóa chất tiêu diệt mầm bệnh (nhưng không loại trừ bào tử).
Vệ sinh:
  • Là 1 hình thức khử trùng - thay thế cho công việc lau chùi làm sạch mỗi ngày.
  • Nồng độ Clo dùng trong vệ sinh thường thấp hơn khử trùng nhiều lần (thường sử dụng # 0,05% Clo hoạt tính).

5. Làm sạch: Các chất lau chùi - làm sạch và vệ sinh:
- Thị trường có bán rất nhiều chất lau sàn có mùi thơm, sử dụng tiện lợi vì không phải lau lại bằng nước như trong sử dụng với xà phòng ® sử dụng các sản phẩm này để lau sàn làm sạch mỗi ngày thay thế xà phòng.
- Các loại này, trên nhản có ghi tác dụng diệt trùng, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy tác dụng diệt trùng rất hạn chế ® vì vậy, không sử dụng cho mục đích khử trùng.
- Vật dụng/học cụ/đồ chơi/các đồ đạt thường hay tiếp xúc: làm sạch với nước và xà phòng  hoặc vệ sinh mỗi ngày ® tối ưu là vệ sinh mỗi ngày.
6. Chất khử trùng chứa clo - NỒNG ĐỘ GỐC:
- Natri hypoclorit (nước javel) và Cloramin B là 2 loại hóa chất thường dùng để khử trùng bề mặt (vật dụng & bề mặt môi trường) trong lĩnh vực y tế và gia dụng.
- Khi hòa tan với nước, các hóa chất này sẽ giải phóng 1 lượng clo hoạt tính có tác dụng khử trùng.
- Tùy theo nhà sản xuất: hóa chất khử trùng có hàm lượng Clo hoạt tính khác nhau (nồng độ gốc), ví dụ: Cloramin B (dạng bột): nồng độ 25%; Nước javel (dạng dung dịch): 5% hoặc 3% …
Lưu ý: Phải xem trên nhãn để biết hàm lượng (nồng độ) Clo gốc của sản phẩm
7. Chất khử trùng chứa clo - NỒNG ĐỘ VỆ SINH-KHỬ KHUẨN
- Tùy theo mục đích, cách thức khử trùng, sự đề kháng của mầm bệnh, clo hoạt tính có trong dung dịch khử trùng đã pha có nồng độ khác nhau.
Ví dụ : nồng độ Clo hoạt tính cần thiết cho
+ Vệ sinh dụng cụ/đồ chơi/bề mặt môi trường: 0,05%
+ Khử trùng bề mặt vật dụng/môi trường: 0,1% đến 1%
- Vì vậy trong việc pha dung dịch khử trùng, cần phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ Clo hoạt tính muốn sử dụng.
8. Nồng độ vệ sinh khử khuẩn thường dung trong môi trường mầm non:
Nồng độ Clo hoạt tính
Mục đích khử trùng
0,05%
- Vệ sinh hàng ngày (*)
0.1%
- Khử trùng hàng tuần khi không có ca bệnh
0.5%
- Khử trùng hàng ngày khi có ca bệnh
1%
- Xử lý chất tiết, đờm rãi, máu khối lượng nhỏ
(*) thay thế làm sạch mỗi ngày. Sử dụng dung dịch Clo có nồng độ 0,05%
9. Quy định làm sạch - vệ sinh - khử trùng KHI KHÔNG CÓ DỊCH BỆNH:
Làm sạch*, vệ sinh** hàng ngày kết hợp khử trùng 1 lần trong tuần: các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, học cụ, các đồ vật thường tiếp xúc, sàn nhà, hành lang…
- Khử trùng nhà vệ sinh mỗi ngày.
(*) lau chùi với nước và xà phòng hoặc chất lau nhà khác có trên thị trường.
(**) lau chùi với hóa chất khử trùng: nồng độ Clo  0,05%.
10. Quy định làm sạch - vệ sinh - khử trùng KHI CÓ DỊCH BỆNH:
Nồng độ Clo hoạt tính sử dụng để khử trùng:
- 0,05 - 0,1 % (2 - 4 gam Cloramin B trong 1 lít nước: Khử trùng môi trường nguy cơ nhiễm bẩn thấp - khu vực, nhà ở không có ca bệnh: kết hợp lau chùi, vệ sinh làm sạch mỗi ngày và khử trùng mỗi tuần.
- 0,5 % (20 gam Cloramin B 25% trong 1 lít nước): Khử trùng môi trường nguy cơ nhiễm bẩn nhiều - khu vực, nhà ở có ca bệnh: vệ sinh - khử khuẩn mỗi ngày
4 gam Cloamin B # 1 muỗng cà phê
Lưu ý : Nếu có chất tiết/máu người bệnh thải ra môi trường cần phải xử lý khử trùng ngay trước khi khử trùng bề mặt.
11. Hướng dẫn cách pha hóa chất khử trùng:
Nồng độ Clo
hoạt tính
Lượng
Cloramin B 25%
Nước javel 5%
Nước javel 3%
0,05%
2 gram/1 lít nước
1 phần nước javel
(+) 99 phần nước
1 phần nước javel
(+) 59  phần nước
0,1%
4 gram/1 lít nước
(1 muỗng cà phê)
1 phần nước javel (+) 49 phần nước
1 phần nước javel
(+) 29  phần nước
0,5 %
20 gram/1 lít nước
(5 muỗng cà phê)
1 phần nước javel
(+) 9 phần nước
1 phần nước javel
(+) 5 phần nước
1%
40 gram/1 lít nước
1 phần nước javel
(+) 4 phần nước
1 phần nước javel
(+) 2 phần nước
Thực hành: với nước Javel có nồng độ Clo gốc là 5%
Tính lượng javel và lượng nước để có 10 lít dd khử trùng có nồng độ Clo 0.1%
+ Theo bảng trên: pha 1 phần javel vào 49 phần nước
+ Lượng nước: (10 lít/50) * 49 = 9.8 lít
+ Lượng javel: (10 lít/50) * 1 = 0,2 lít
12. Vệ sinh khử khuẩn – Sử dụng nước JAVEL
Sử dụng Natri hypoclorit - nước javel để vệ sinh-khử trùng mỗi ngày/mỗi tuần.
Vệ sinh mỗi ngày : Pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn (nồng độ clo 0,05%) để thay thế làm sạch mỗi ngày bằng nước và xà phòng/chất lau nhà.
- Khử khuẩn mỗi tuần khi không có ca bệnh (nồng độ clo 0,1% - tăng gấp đôi nồng độ Clo): Cùng 1 lượng nước nhưng lượng javel gấp 2 lần.
- Khử khuẩn mỗi ngày khi có ca bệnh (nồng độ clo 0,5 % - tăng nồng độ Clo 10 lần): Cùng 1 lượng nước nhưng lượng javel gấp 10 lần.
13. Thực hành: Các bước khử trùng BỀ MẶT Đồ đạt - vật dụng - môi trường:
- Bước 1: Làm sạch để loại bỏ đất bụi, chất hữu cơ, mầm bệnh.
Lau chùi, cọ rửa với:  nước và/hoặc các chất tẩy rửa khác (xà phòng, nước lau nhà).
- Bước 2: Khử trùng gồm 2 bước.
+ Lau ướt hoặc phun ướt các bề mặt hoặc nhúng ướt khăn vào dung dịch khử trùng có nồng độ Clo phù hợp.
+ 30 phút sau lau lại bằng nước sạch, sau đó lau khô.
Ghi chú : Hiệu quả khử trùng sẽ bị ảnh hưởng nếu các bề mặt không được làm sạch trước khi khử trùng. Bề mặt, vật dụng, môi trường nhiễm đất, bụi, chất hữ cơ phải được làm sạch bằng nước và xà phòng trước khi khử trùng.
14. Một số lưu ý:
- Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất vào nước sạch cần thiết.
- Các dung dịch khử trùng có Clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha.
- Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ.
- Dung dịch khử trùng chứa Clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
- Hóa chất phải được bảo quản cẩn thận, xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tránh xa tầm  tay trẻ em.
15. Hu cần:
- Cung ứng đủ hóa chất và các dụng cụ cho vệ sinh-khử trùng nhà ăn/nhà vệ sinh: vòi nước & xà phòng, khăn lau.
- Bố trí thêm vòi nước & xà phòng : những nơi thích hợp để học sinh có thể rửa tay khi cần.
- Có sẳn khẩu trang & dung dịch alcol sát khuẩn nhanh bàn tay ở lớp học/nơi làm việc để sử dụng ngay khi phát hiện người mắc bệnh khi đang học tập/làm việc.
- Tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh.
III. TÓM TẮT CÁCH PHA HÓA CHẤT, XỬ LÝ TAY CHÂN MIỆNG TẠI TRƯỜNG HỌC:
1. Bảng pha hóa chất áp dụng cho Chlorramin B 25% (thường hay sử dụng):
Mục đích sử dụng
Nồng độ Clohoạt tính khuyến cáo
Lượng hoá chất cần pha trong 1 lít nước
Lượng hoá chất cần pha trong 10 lít nước
Vệ sinh hàng ngày
0,05%
2 gam
(# 1/2 muỗng cà phê)
20 gam
Khử khuẩn hàng tuần
0,1 %
4 gam
(# 1 muỗng cà phê)
40 gam
Xử lý khi có dịch, ca bệnh (*)
0,5 %
20 gam
(# 5 muỗng cà phê
Hoặc 2 muỗng ăn cơm)
200gam
(*) Xử lý hàng ngày, trong 10 ngày liên tiếp kể từ ca khởi bệnh cuối cùng.
(**)    1 muỗng ăn cơm gạt tương đương  10 gam chlorramin B.
1 muỗng cà phê gạt: tương đương 4 gam chlorramin B.
2. Bảng pha hóa chất ap dụng cho nước Javel 5%:
Mục đích sử dụng
Nồng độ Clo hoạt tính khuyến cáo
Để có 1 lít dung dịch khử khuẩn
Để có 10 lít dung dịch khử khuẩn
Lượng  Javel cần
Lượng nước cần
Lượng  Javel cần
Lượng nước cần
Vệ sinh hàng ngày
0,05%
10ml
990ml
100ml
9.900 ml
Khử khuẩn hàng tuần
0,1 %
20ml
980ml
200ml
9.800ml
Xử lý khi có dịch, ca bệnh (*)
0,5 %
100ml
900ml
1.000ml
9.000ml
(*) Xử lý hàng ngày, trong 10 ngày kể từ ca khởi bệnh cuối cùng.
3. Một số áp dụng thực tế:
3.1. Thực hiện thường xuyên khi không có bệnh nhân:
- Sử dụng bột Cloramin B 25%:
+ Vệ sinh hàng ngày: pha 1 muỗng cà phê bột Cloramin B trong 2 lít nước, để lau chùi nền nhà, các bề mặt hàng ngày…
+ Khử trùng mỗi tuần 1 lần: pha 2 muỗng cà phê bột Cloramin B trong 2 lít nước (gấp đôi lượng Cloramin B trong vệ sinh hàng ngày), để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt, 20 - 30 phút sau lau, rửa lại bằng nước sạch.
- Có thể sử dụng nước Javel 5% thay thế Cloramin B:
+ Vệ sinh hàng ngày: theo hướng dẫn pha khử trùng trên nhãn chai, để lau chùi nền nhà, các bề mặt hàng ngày…
+ Khử trùng mỗi tuần một lần: pha gấp đôi lượng Javel trong vệ sinh hàng ngày trong cùng một lượng nước, để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt, 20 - 30 phút sau lau, rửa lại bằng nước sạch.
- Khi làm vệ sinh bằng dung dịch khử trùng phải sử dụng 2 xô (1 xô chứa dung dịch khử trùng, 1 xô chứa nước sạch); trong khi lau bằng dung dịch khử trùng nếu thấy khăn khô hoặc bị dơ, phải xả sạch khăn lau bằng nước, sau đó nhúng vào dung dịch khử khuẩn để lau tiếp.
3.2. Thực hiện khi tại trường, lớp có bệnh nhân tay, chân, miệng:
- Sử dụng bột Cloramin B 25%: vệ sinh hàng ngày: pha 10 muỗng cà phê bột Cloramin B trong 2 lít nước, để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt tiếp xúc với bệnh nhân, 20 – 30 phút sau lau, rửa lại bằng nước sạch.
- Có thể sử dụng nước Javel 5% thay thế Cloramin  B: vệ sinh hàng ngày, pha gấp 10 lần lượng Javel theo hướng dẫn pha khử trùng trên nhãn chai với cùng một lượng nước, để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt tiếp xúc với bệnh nhân, 20 -30 phút sau lau, rửa lại bằng nước sạch.
- Khi làm vệ sinh bằng dung dịch khử trùng phải sử dụng 2 xô (1 xô chứa dung dịch khử trùng, 1 xô chứa nước sạch); trong khi lau bằng dung dịch khử trùng nếu thấy khăn khô hoặc bị dơ, phải xả sạch khăn lau bằng nước, sau đó nhúng vào dung dịch khử khuẩn để lau tiếp.
- Thực hiện khử trùng hàng ngày liên tiếp trong 10 ngày kể từ khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, sau đó duy trì vệ sinh hàng ngày và khử trùng hàng tuần như khi không có bệnh nhân.
IV. THEO DÕI-QUẢN LÝ TRẺ MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM:
- Trẻ nghỉ bệnh : tìm hiểu có phải bệnh truyền nhiễm không?
Nếu là bệnh truyền nhiễm: đó là bệnh gì? Bệnh truyền nhiễm được ghi nhận qua chẩn đoán khi đi khám bệnh (Bv, phòng khám …).
-  Khi trẻ đi học trở lại: giáo viên chủ nhiệm lớp ghi nhận các thông tin qua phụ huynh và ghi vào sổ quản lý bệnh.
Trường tổng hợp: báo cáo mỗi tháng về TTYT hàng tháng (trước ngày 10 tháng kế tiếp).
V. THÔNG BÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Nội dung thông báo cho y tế địa phương
Nguy cơ dịch bộc phát trong trường/lớp học:
-  ≥ 2 ca bệnh liên tiếp trong 1 lớp học trong vòng 7-14 ngày
-  Có ≥ 1 ca bệnh/lớp trong ≥ 2 lớp trong vòng 14 ngày
Danh mục bệnh truyền nhiễm nguy him cần báo cáo ngay khi có chẩn đoán: tả, dịch hạch, viêm màng não não mô cầu, viêm não do virus, viêm phổi cấp nặng do vius, bệnh tử vong không rõ nguyên nhân, ngộ độc thức ăn…
Danh mục bệnh truyền nhiễm phải ngh học ® quản lý trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: